Việt Nam đã chế biến được khoảng 15 loại chè khác nhau, tuy nhiên xuất khẩu phần lớn vẫn là chè đen (gần 60%), còn lại là chè xanh và một số ít các loại chè khác. Một số các loại chè của Việt Nam được ưa chuộng trên thị trường thế giới là chè ô long, chè đen, chè lài. Tuy nhiên, hiện giá chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với sản phẩm cùng loại của các nước trên thế giới. Đơn giá xuất chè của Việt Nam chỉ bằng 55- 70% so với giá xuất của nhiều nước tuỳ theo mặt hàng chè.
Lâm Đồng được coi là “vựa chè” của Việt Nam, với 21% diện tích chè cả nước và 27% sản lượng. Thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng cũng được xem là nới có công nghệ chế biến chè sớm nhất từ thời Pháp thuộc. Hiện tại xã Xuân Trường thành phố Đà Lạt vẫn còn lưu lại dấu tích của nhà máy chế biến trà Cầu Đất cách đây 80 năm. Ở đây vẫn còn lưu giữ được những cỗ máy thời người Pháp xây dựng, những cây chè cổ thụ hai vòng tay người ôm…, sẽ là một địa điểm tham quan cho du khách.
Tham gia trưng bày ngoài các sản phẩm trà được chế biến từ cây chè, còn có hàng chục loại trà chế biến từ các loại thực vật, của quả hoa lá khác như trà sâm, trà hồng mai, trà actiso, trà khổ qua, chè dây… Người uống trà sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng trên 200 bộ đồ, dụng dụ pha chế, uống trà từ xưa tới nay của Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.